Cách phòng ngừa và trị các bệnh cho cây Măng tây xanh

Cách phòng ngừa và trị các bệnh cho cây Măng tây xanh mà các bạn nên cần biết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm các phòng bệnh cây trồng

Măng tây xanh

Măng tây xanh

Măng tây xanh là loại rau cao cấp, có thân thảo dạng bụi, lá kim. Cây có khả năng khai thác từ 4 – 8 năm. Đây là đối tượng cây trồng mới, có thị trường tiêu thụ lớn mà mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Măng tây thường được sử dụng như một món ăn đơn thuần nhưng có hàm lưỡng dinh dưỡng cao và có nhiều dược tính. Vậy măng tây có lợi như thế nào đối với sức khỏe của con người. Măng tây Xanh chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Măng tây Xanh là một loại thực phẩm quý giá, có nguồn gốc từ châu Âu.

Măng tây có hàm lượng dinh dưỡng cao:

  • Ngoài chất xơ, đạm, glucid; các vitamin K, C, A, pyridoxine (B6), riboflavin (B2), thiamin (B1); acid folid, các chất khoáng cần thiết cho cơ thể con người như: kali, magnê, canxi, sắt, kẽm…
  • Rất tốt cho bà mẹ mang thai; và còn là liều thuốc thiên nhiên rất hữu ích cho đời sống tình dục…
  • Măng trắng có đặc điểm là mềm hơn măng xanh; và mùi vị có măng trắng nhẹ hơn. Nhưng măng tây xanh có nhiều chất xơ hơn măng trắng. Măng tím giống măng trắng nhưng vị ngọt hơn măng trắng và măng xanh.Theo các chuyên gia dinh dưỡng; măng tây là loại rau xanh chứa nhiều dưỡng chất mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe; và có thể được chế biến bằng nhiều cách khác nhau.

Các bệnh thường gặp ở Măng tây

Thối gốc rễ, thối nhũn vi khuẩn, tuyến trùng nốt sưng, tuyến trùng ngoại kí sinh, rỉ sắt, bạc lá đốm lá, đốm tím, mốc xám mốc xanh, thán thư, khô thân cành; virus, nứt tét gốc, thân,…

Nguyên nhân gây ra bệnh trên Măng tây

Thời tiết

– Cây măng tây chịu hạn rất tốt trong mùa nắng, nhưng dễ bị sốc nước trong mùa mưa.

– Mật độ trồng dày mưa nhiều; lá sum suê của cây măng tây bị nước mưa kết dính dễ làm hư thối tạo điều kiện nấm bệnh xâm hại.

– Mưa nhiều kéo dài ngày, làm cho độ ẩm trong đất tăng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho cá loại nấm phát triển, người trồng không kịp thời có biện pháp xới xáo đất, khai thông rãnh thoát; chống úng để chân đất ngập nước, làm cho măng tây bị ngộp, mất khả năng trao đổ ion; không hấp thu được dinh dưỡng, úng nước kéo dài kiến bộ rễ bị thối nhũn, cây phát triển kém, dẫn đến mất khả năng cung cấp măng, vàng lá héo úa từ từ rồi chết dần,…

Kỹ thuật chăm sóc

– Đất trồng thiếu dinh dưỡng hữu cơ, thiếu vôi, làm độ PH đất; và nước biến đổi giảm sâu dưới độ PH =4.5-5.5, khiến môi trường đất lành mạnh bị đẩy lui; tạo điều kiện cho các loại nấm bệnh, vi khuẩn, vi sinh phát triển, bao vây xâm hại bộ rễ, khiến cây bị chùn ngọn; cong queo dị dạng, xoắn lá, vàng lá, héo úa khô thân cành và chết hàng loạt,…

– Sử dụng phân không đúng cách; không cân đối liều lượng chủng loại, khi thì thiếu hụt mất cân đối dinh dưỡng, khi thì bón quá nhiều phân hóa học; hoặc quá dư thừa đạm hữu cơ.

– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nguyên tắc, “4 đúng” dùng liều quá thấp hoặc quá cao gây hiện tượng cây lờn thuốc; làm vô hiệu hóa tác dụng phòng, trị bệnh của thuốc.

– Chăm sóc vườn không đúng yêu cầu kỹ thuật; cắt tỉa cành nhánh bị nấm bệnh bỏ rơi trên mặt đất.

Một số nguyên nhân khác

Môi trường lân cận và xung quanh vườn măng tây đang có dịch bệnh trên cây trồng làm ảnh hưởng lây lan; cộng với tình trạng thu hoạch cạn kiệt từ nhiều vụ thu hoạch trước khiến cây măng tây bị suy yếu; suy dinh dưỡng, mất sức đề kháng lúc này rất dễ dàng cho nấm bệnh xâm hại.

Trị và phòng bệnh nấm cho cây trồng

Trị và phòng bệnh nấm cho cây trồng

– Thường xuyên cải tạo môi trường đất trồng thật tươi xốp; xử lý triệt để mầm móng tuyến trùng, nấm bệnh và côn trùng hại cây, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hữu cơ và vi sinh; lên luống đất trồng cao ráo nhưng phải đảm bảo độ ẩm điều đặn trong chân đất, không để chân đất ngập úng quá 8-10 giờ/ngày; thường xuyên cắt tỉa nhánh và chừa mỗi bụi từ 3-4 cây mẹ.

– Làm cỏ vệ sinh vườn trồng cho thật tốt; thẳng tay xử lý loại bỏ có mầm móng bệnh hại, kiên quyết tạm ngưng thu hoạch khi đường kính

Các biện pháp:

  • Xử lý đất bằng biện pháp hóa học: có thể dùng Bordeaux(sunfat đồng + vôi), COC -85, Bromua methyl, Nokaph…
  • Xử lý đất bằng biện pháp vật lý thông thường: Bổ sung vôi bột; và canxi cho đất để tăng độ tươi xốp cho đất, thường xuyên kiểm tra độ ph trong đất trồng và nước tưới; định kỳ sử dụng nhiều phân trùn quế, phân hữu cơ, phân chuồng ủ hoai.
  • Cuối cùng nếu vườn măng tây bị bệnh quá nặng không thể khắc phục được; thì nên cắt bỏ hết cây trong vườn rồi dùng chế phẩm đồng đỏ, clorua đồng, Trichoderma….liều cao để cải tạo lại môi trường đất; bổ sung NPK pha loãng để giúp phục hồi rễ và cây; cuối cùng nếu vẫn không được thì nên tuyển lấy những bộ rễ khỏe mạn.

Qua đây bạn có thể phòng tránh các bệnh cho cây Măng tây xanh để tăng năng suất cây trồng. Cám ơn bạn đã đọc.

Nguồn: https://jia.vn/cach-phong-ngua-va-tri-cac-benh-cho-cay-mang-tay-xanh/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *